Như vậy, tăng huyết áp có xu hướng ngày càng tăng cao, ước tính khoảng 1/3 dân số hiện hữu bị tăng huyết áp. Mặc dù tỷ lệ biết về tăng huyết áp và được điều trị cũng như kiểm soát huyết áp cũng được nâng cao nhưng cũng chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân tăng huyết áp này được điều trị và cũng mới chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân đó kiểm soát được huyết áp bằng thuốc [5].
Tăng huyết áp nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như tai biến đột quỵ não bao gồm cả xuất huyết não và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận, suy tim, phình tách động mạch… với mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây ra tử vong. Biến chứng của tăng huyết áp nguy hiểm không chỉ vì có thể gây chết người mà còn có thể gây ra những di chứng nặng nề như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho chính người bệnh, cho gia đình họ và cả xã hội.
Tài liệu tham khảo:
[1] Coelho GLLM, Collaboration NRF. Worldwide trends in blood pressure from 1975 to 2015: a pooled analysis of 1479 population-based measurement studies with 19· 1 million participants. Published online 2017.
[2] Forouzanfar MH, Liu P, Roth GA, et al. Global burden of hypertension and systolic blood pressure of at least 110 to 115 mm Hg, 1990-2015. Jama. 2017;317(2):165–182.
[3] Chow CK, Teo KK, Rangarajan S, et al. Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in rural and urban communities in high-, middle-, and low-income countries. Jama. 2013; 310 (9): 959–968.
[4] Huỳnh văn Minh và cộng sự. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn phân hội THA năm 2018. Published online 2018.
[5] Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2016. Published online 2016.