024 3554 4833 - 0888 182 115

Hoạt động liên tục 24/7

  |  

THANG ĐIỂM mMRC COPD đánh giá khó thở ở người bệnh COPD

1. Thang điểm mMRC COPD đánh giá khó thở ở người bệnh COPD
Thang đo mMRC COPD là một công cụ hữu ích và rất quan trọng trong đánh giá và điều trị COPD. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu đúng và sử dụng hiệu quả thang điểm này
• mMRC COPD là gì?
• Thang điểm mMRC COPD có ý nghĩa gì?
• Một vài đánh giá về thang đo mMRC
• Lưu ý khi sử dụng thang điểm mMRC
• mMRC COPD là gì?
mMRC (modified Medical Research Council) là thang đo triệu chứng khó thở của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (MRC).
Ban đầu, thang đo MRC là bộ câu hỏi lâm sàng được xây dựng từ những câu hỏi của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong đơn vị Nghiên cứu Pneumoconiosis ở Cardiff, Wales. Lần đầu tiên thang đo này được nhắc đến trong một bản thảo năm 1952 và được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu trong hơn 60 năm qua. Đến năm 1988, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa đã sửa đổi nó và tạo ra thang điểm mMRC.
Bảng 1: Thang điểm mMRC
Bảng điểm đánh giá khó thở MRC                                                                Điểm
Khó thở khi gắng sức                                                                                        0
Khó thở khi đi vội trên đường bằng hoặc đi lên dốc nhẹ.                                 1
Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở, hoặc phải dừng để thở                2
 khi đi cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường bằng.
Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường bằng     3
Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo.                      4
- Thang điểm khó thở mMRC đã được sử dụng trong gần 2 thập kỷ ở nhiều quần thể bệnh nhân khác nhau và đã cho thấy mối tương quan với các chỉ số khó thở lâm sàng và các nghiên cứu khác, với độ tin cậy rất cao.
2. Thang điểm mMRC COPD có ý nghĩa gì?
- Thang điểm mMRC mang đến một đánh giá cơ bản về sự suy giảm chức năng hô hấp thông qua triệu chứng khó thở ở những người mắc bệnh đường hô hấp (đặc biệt là COPD – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
- mMRC cũng tương quan với chất lượng cuộc sống, tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ tử vong của bệnh nhân COPD cũng như các người bệnh đường hô hấp khác.
- Tuy không được sử dụng độc lập trong thực hành lâm sàng để hướng dẫn quản lý hoặc can thiệp điều trị. Nhưng khi sử dụng điểm số khó thở mMRC hoặc một phép đo khó thở khác chẳng hạn như thử nghiệm đánh giá COPD (CAT), kết hợp với phép đo mức tắc nghẽn thông khí phổi (% FEV1) sẽ giúp đánh giá và dự đoán tần suất, sự trầm trọng của các đợt COPD cấp, từ đó đưa ra các trị liệu phù hợp nhất cho người bệnh COPD.
- Kể từ năm 2011, Hướng dẫn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu (GOLD) đã sử dụng mMRC như một thành phần của phương pháp đánh giá và điều trị đa diện cho bệnh nhân mắc COPD.
3. Một vài đánh giá về thang đo mMRC
- mMRC chỉ cho một cái nhìn cơ bản về triệu chứng khó thở mà không định lượng chính xác đáp ứng với điều trị COPD.
- Thang điểm có tính chất chủ quan do không thể nắm bắt được chính xác cảm giác khó thở của người bệnh. Mỗi người sẽ có những nhận thức khác nhau về gánh nặng mà triệu chứng khó thở mang lại cũng như mức độ trầm trọng của bệnh (Rennard 2002).
- Mặc dù mMRC tương quan với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đối với bệnh nhân mắc bệnh hô hấp, nhưng điểm số không được sử dụng để xác nhận nguyên nhân và rủi ro mà người bệnh gặp phải.
- mMRC không nhất quán tương quan với các phép đo phế dung (ví dụ, FEV 1) cho bệnh nhân mắc bệnh hô hấp COPD.
- mMRC tương quan ở mức độ vừa phải với các điểm khó thở khác
- mMRC có sự tương quan cao với chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là đối với người bệnh COPD (Henoch 2016).
- Các nghiên cứu có quy mô nhỏ đến trung bình đã liên tục chứng minh mối tương quan vừa phải giữa mMRC và các điểm khó thở khác bao gồm chỉ số khó thở cơ bản (BDI) và biểu đồ tiêu thụ oxy (OCD) (Chhabra 2009).
Tuy nhiên, mối tương quan giữa điểm mMRC và kết quả đo phế dung, kết quả ABG hoặc khoảng cách đi bộ 6 phút không được ghi nhận trong một số nghiên cứu, do đó, mối liên quan giữa kết quả mMRC và đánh giá chức năng là không chắc chắn (Chhabra 2009).
- mMRC còn được sử dụng như một thành phần của chỉ số BODE để dự đoán rủi ro bao gồm tử vong và nguy cơ nhập viện của người bệnh COPD (Celli 2004).
4. Lưu ý khi sử dụng thang điểm mMRC
 Với tính chất quy điểm rất đơn giản và có độ tin cậy cao, thang điểm mMRC là một công cụ rất hữu ích cho các bác sĩ điều trị COPD. Các bác sĩ sẽ dễ dàng theo dõi theo thời gian để đánh giá mức độ bệnh, hiệu quả điều trị và làm cơ sở để thay đổi trị liệu khi cần thiết.
 Vì thế, để đạt được hiệu quả tốt nhất, điểm số tang điểm khó thở mMRC phải được sử dụng cá thể hóa cùng với các kết quả xét nghiệm và hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân.
 Đối với những bệnh nhân có mMRC cao hơn (ví dụ ≥2) và bệnh cảnh lâm sàng phù hợp với bệnh hô hấp, đo phế dung kế (ví dụ FEV FE và FVC), xác định chỉ số BODE và/ hoặc giai đoạn GOLD, và xác định chẩn đoán và/ hoặc điều trị phù hợp.
 Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm về mMRC trong COPD cùng những ý nghĩa quan trọng của nó.  Chúc bạn sử dụng thang đo này một cách hữu hiệu trong chẩn đoán, đánh giá và điều trị COPD.
Chịu trách nhiệm chuyên môn: TS.BS. Chu Dũng Sĩ, PGS.TS. Trịnh Hoàng Hà - Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội