1. Khám sức khỏe công ty - Lợi ích đối với doanh nghiệp
- Khám sức khỏe công ty là quá trình tổ chức định kỳ kiểm tra sức khỏe cho nhân viên của một doanh nghiệp hoặc tổ chức, mục đích chính của hoạt động này nhằm kiểm tra sức khoẻ, đảm bảo nhân viên duy trì trạng thái sức khỏe tốt để làm việc hiệu quả và an toàn trong môi trường làm việc của doanh nghiệp.
- Hằng năm, hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức khám sức khỏe cho người lao động bởi đây là việc làm vô cùng cần thiết, đem lại nhiều lợi ích cho cả người lao động cũng như doanh nghiệp.
2. Khám sức khỏe công ty là quyền lợi của người lao động
- Giúp thăm khám định kỳ, chẩn đoán tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm những bất thường, các bệnh lý tiềm ẩn hoặc mới khởi phát, đặc biệt là những bệnh lý nguy hiểm như: mỡ máu, đường máu, bệnh lý về tim mạch, thậm chí tiền ung thư.
- Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo, hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với sức khỏe của người bệnh, theo dõi và lên phác đồ điều trị nếu người lao động mắc bệnh. Từ đó, nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa được những biến chứng có thể xảy ra.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống để người lao động đảm bảo sức khỏe làm việc.

3. Bao lâu cần khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?
Theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe công ty , người sử dụng lao động & doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/ năm cho người lao động. Các trường hợp đặc biệt như: người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động là người khuyết tật, chưa thành niên hoặc người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
*Gói khám sức khỏe công ty mới nhất theo thông tư 32/BYT
Theo quy định của pháp luật, gói khám sức khỏe doanh nghiệp gồm những hạng mục sau:
- Tầm soát thể trạng, đo nhịp tim, huyết áp, chiều cao, cân nặng….
- Khám lâm sàng: khám nội – ngoại khoa, khám chuyên khoa mắt, tai mũi họng, da liễu, rang hàm mặt…. Trường hợp lao động là nữ giới sẽ có thêm danh mục khám phụ khoa.
- Khám cận lâm sàng: bao gồm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, và các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang…
Ngoài những danh mục khám tiêu chuẩn trên, doanh nghiệp có thể thiết kế gói khám sức khỏe doanh nghiệp riêng, bổ sung thêm các danh mục nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp đặc thù như bệnh phổi, nhiễm độc do môi trường làm việc… Toàn bộ chi phí khám sức khỏe công ty sẽ do doanh nghiệp chi trả, người lao động không phải chịu bất kỳ khoản phí nào.

4. Cần chuẩn bị gì khi đi khám sức khỏe công ty?
Để chuẩn bị tốt cho một chương trình khám sức khỏe công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, danh sách cần thiết của người tham gia khám. Ngoài ra, doanh nghiệp nên phổ biến tới người lao động để lưu ý những điểm sau:
- Buổi sáng ngày đi khám sức khỏe công ty, không ăn sáng, không uống các chất có đường, nước có gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê…, chỉ uống nước lọc để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu chính xác hơn.
- Đối với nữ, không khám phụ khoa nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có gia đình tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa), phụ nữ mang thai không chụp X –quang.
- Nếu trong gói khám sức khỏe công ty có siêu âm bụng tổng quát, người lao động nên uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong. Vì có đầy nước tiểu trong bàng quang sẽ giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh (đối với nam).
Nếu đang có bệnh và đang dùng thuốc thì vẫn uống thuốc bình thường, không cần phải kiêng cữ và hãy thông báo điều này với bác sĩ.
- Để giúp quá trình khám sức khỏe công ty đạt hiệu quả tối đa, người lao động cần chuẩn bị trước các thông tin để cung cấp cho bác sĩ như: tiền sử bệnh của bản thân, tiền sử bệnh của gia đình (bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, đái tháo đường... mà người thân trong gia đình đã mắc, độ tuổi mắc bệnh và nếu có thể cả lý do tử vong).